80Retros Game 1989 Pink Candy là set keycap được thiết kế dựa trên hình ảnh Game Boy là một máy chơi trò chơi điện tử cầm tay 8-bit do Nintendo phát triển và phát hành. Đây là hệ máy đầu tiên trong dòng Game Boy, máy phát hành lần đầu tiên tại Nhật Bản ngày 21 tháng 4 năm 1989. Đây cũng là phiên bản màu hồng rất dễ thương nếu so với các phiên bản keycap Game 1989 mang phong cách Retro đã ra mắt trước đó.
Giải thích về quy trình in mực (Ink Printing): Sử dụng màn hình + mực để in ký tự, sau đó sử dụng nhiệt độ cao để cố định màu nhằm tăng độ bền của ký tự. Bài kiểm tra chính thức cho thấy màu không phai ngay cả sau khi chịu 50g lực ấn, 1000 lần tẩy qua lại và thử nghiệm bằng cồn 75%.
Thông tin thêm về set keycap
- Thiết kế: W.JAN
- Cherry profile
- Độ dầy keycap 1.6mm
- Font chữ trên bề mặt sử dụng công nghệ in Ink-Printing
Ưu điểm của set keycap 80Retros Game 1989 Pink Candy
- Thiết kế đẹp, bắt mắt
- Tông màu hồng / xanh rất đáng yêu và dễ thương
- Đầy đủ nút đáp ứng cho nhiều layout
- Profile Cherry phổ thông, dễ làm quen
- Hộp được đóng gói rất đẹp
- Thêm các nút block và big enter so với các phiên bản trước
- Có thêm lựa chọn base JP
>> Xem thêm: KTT 80Retros – Game 1989 switch (Pre-Lubed / 5 pin / Linear)
Trải nghiệm mà một bộ keycap 80Retros Game 1989 Pink Candy có thể mang lại không chỉ dựa vào chất liệu và chất lượng hoàn thiện mà còn ảnh hưởng rất lớn bởi profile của nó nữa. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về profile của keycap là gì và các đặc tính của những profile phổ biến nhé.
Profile keycap là gì ?
Anh em mới chơi phím cơ chắc chắn sẽ có nghe một chút về từ “profile” rồi đúng không nào? Về cơ bản thì nó là một quy chuẩn về hình dạng của những chiếc keycap. Những bộ keycap theo profile khác nhau thì cũng sẽ có hình dạng khác nhau. Các profile khác nhau cũng sẽ cho cảm giác gõ khác nhau, hiệu quả thẩm mỹ cũng cũng khác nhau, ảnh hưởng tương đối nhiều đến trải nghiệm của anh em. Sau đây là một số profile cơ bản và phổ biến nhất trên phím cơ hiện nay.
Các loại profile keycap phổ biến
OEM PROFILE
Switch bàn phím có Cherry, Switch chuột có Omron, mắt đọc có Pixart thì profile keycap có OEM. Profile này thì anh em đi chỗ quái nào cũng thấy, người người OEM, nhà nhà OEM. Độ “quốc dân” của nó đã phủ kín thị trường phím cơ từ lâu rồi. Hầu hết các hãng phím cơ lớn như Filco, iKBC, Ducky, AKKO … hay các hãng gaming gear hàng đầu thế giới như Steelseries, Razer, Zowie, Corsair… đều áp dụng profile này cho hầu hết các sản phẩm bàn phím của họ.
Profile này có các đặc điểm công thái học rất “trung tính” và thân thiện với cả người mới lẫn dân chơi phím cơ lâu năm. Nó có độ cao vừa phải. Bề mặt keycap có độ cong hợp lý theo chiều ngang và thẳng theo chiều dọc giúp phân tán đều lực của ngón tay khi gõ, đồng thời các đầu ngón tay cũng không cần gõ quá chính xác ngay giữa keycap để đem lại cảm giác gõ tốt nhất. Nói chung là OEM phù hợp với tất cả mọi người. Anh em mới chơi phím cơ, còn mổ cò hoặc gõ chưa lưu loát thì nên chơi OEM cho nó thoải mái.
CHERRY PROFILE
Nghe tên thì chắc là anh em cũng biết profile này của ông nào bày ra rồi. Cho anh em nào chưa biết thì Cherry không chỉ là trùm switch cơ thôi đâu, họ còn làm phím cơ nữa. Profile này ban đầu được Cherry bày ra để áp dụng cho các mẫu phím cơ riêng của họ. Nhưng mà về sau thì nhiều người thích quá nên một số hãng khác cũng học theo học, mang profile này lên bàn phím của mình.
Keycap profile Cherry có độ cong trên bề mặt phím gần như y hệt OEM luôn nó lùn hơn. Độ dốc cũng được điều chỉnh lại để phù hợp với độ lùn của keycap. Profile Cherry cho cảm giác gõ thanh thoát và nhẹ nhàng thoải mái do nó thấp hơn OEM. Âm thanh phát ra từ bàn phím cũng đanh hơn, âm cao hơn so với keycap OEM cùng chất lượng và chất liệu. Ông nào xài blue switch thì mình khuyên là nên ưu tiên xài profile này, gáy cho nó to. Tuy nhiên cũng cần lưu ý một chút là anh em nào đã xài quen OEM mà chuyển qua xài Cherry thì sẽ có cảm giác khá hụt ban đầu, nhưng mà quen rồi thì gõ sướng lắm, chụp hình lên cũng thanh mảnh đẹp mắt nữa.
SA PROFILE
Anh em có thể dễ dàng phân biệt được profile SA do nó khác xa so với phần còn lại của thế giới. Nó rất cao và các keycap thì bầu bầu tròn tròn ngộ nghĩnh đáng yêu duyên dáng chứ không vuông vắn như những profile keycap khác. Profile này được thiết kế bởi hãng SP. Hồi trước thì có mỗi SP làm keycap SA thôi nhưng giờ thì cũng có kha khá nhiều hãng làm rồi, chủ yếu là bên Trung Quốc. SA cực kỳ được ưa chuộng bởi dân chơi phím cơ, chủ yếu là vì nó đẹp. Hiện nay thì có rất ít mẫu
SA cũng có một điểm hạn chế của nó. Đó là vì nó rất cao nên sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều bởi độ rơ của switch nên nó sẽ rung lắc nhiều hơn một chút so với mấy profile thấp như Cherry. Nhưng mà cho dù cảm giác gõ của SA không được nhiều người đánh giá cao thì cũng chẳng sao, dù gì thì cũng chẳng có dân chơi phím cơ nào chỉ có mỗi một keycap. Hơn nữa là cảm giác gõ trên profile SA cũng rất thú vị, mặt phím không phải cong như OEM với Cherry mà hơi lõm vào nên rất ôm đầu ngón tay, lâu lâu mang ra đổi gió cũng không tệ chút nào.
DSA PROFILE
Vẫn là một profile do SP chế ra. Nó có nhiều điểm tương đồng với SA ở chỗ bề mặt keycap lõm chứ không chỉ cong, các góc cạnh của keycap cũng cong nhẹ chứ không thẳng băng giống OEM hay Cherry. Chỉ khác ở chỗ thay vì uốn lượn đẹp mắt như SA thì DSA có các hàng keycap y như nhau.
DSA theo cảm nhận của mình thì nó dành cho người có kỹ năng gõ tốt một chút, vì chỉ khi anh em gõ chính xác vào giữa vết lõm trên keycap thì nó mới cho cảm giác tốt nhất thôi. Gõ lệch ra ngoài viền keycap nó sẽ hơi cấn và khó chịu một chút. Thêm một cái nữa là do các hàng phím nó bằng nhau hết nên anh em chơi game mà thao tác nhanh nó sẽ không được “tự động bắt tay” cho lắm. Nói chung là DSA không tối ưu cho chơi game, đặc biệt là những game cần thao tác nhanh, nhưng mà không tối ưu như thế nào thì anh em chơi thử mới biết.